Header Ads Widget

Đông y chữa trị viêm khớp

Từ xưa tới nay, bệnh lý xương khớp, đặc biệt là viêm khớp khá phổ biến, với nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống con người. Nhờ sự tiến bộ của nền y học thế giới, mà hiện nay, đã có nhiều phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Trong số đó, liệu pháp điều trị y học cổ truyền, đặc biệt là châm cứu được ghi nhận với nhiều kết quả tích cực. Vậy liệu châm cứu chữa viêm khớp có thực sự hiệu quả, cùng tìm hiểu với DongY.net nhé.

Bệnh viêm khớp dưới góc nhìn y học hiện đại

Tổng quan

Đây là bệnh ảnh hưởng đến cấu trúc cũng như các vận động của khớp. Các triệu chứng có thể xuất hiện ở bệnh viêm khớp: đau, sưng, nóng, đỏ, hạn chế tầm vận động… ở vùng khớp.

Nếu không điều trị kịp thời hợp lý, cũng như để tình trạng kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng như teo cơ, yếu chi, giảm sức vận động, ảnh hưởng đến khả năng lao động…

Trên lâm sàng, có thể gặp khá nhiều loại viêm khớp, có thể phân biệt:

- Tại khớp: Thoái hóa khớp, viêm hay bào mòn sụn khớp, nhiễm khuẩn, chấn thương…

- Ngoài khớp: Viêm khớp dạng thấp do bất thường hệ thống miễn dịch, gout (rối loạn chuyển hóa acid uric)…

Hướng điều trị

Mục tiêu:

- Điều trị triệu chứng giảm đau, giảm sưng, tăng cường khả năng vận động khớp…

- Ngăn ngừa sự tiến triển và các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Nguyên tắc điều trị:

- Hạn chế vận động và nghỉ ngơi hợp lý trong giai đoạn cấp.

- Sử dụng thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ, tùy theo tình trạng người bệnh.

- Thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm non-steroid, Corticoid…

- Phẫu thuật được thực hiện trong các trường hợp khi không đáp ứng với điều trị nội khoa hoặc khớp không thể hoạt động được, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, thẩm mỹ…

Ngoài ra, còn có thể áp dụng phương pháp không dùng thuốc để tăng hiệu quả điều trị như:

- Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng: nhiệt trị liệu, điện trị liệu, tập vận động…

- Y học cổ truyền: xoa bóp bấm huyệt, châm cứu… chữa viêm khớp.

Bên cạnh đó, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt cũng như vận động hợp lý như:

- Tập thể dục phù hợp và thường xuyên, giúp giảm tình trạng cứng khớp, teo cơ…

(Xem thêm: phòng khám nhi đồng)

- Chế độ ăn uống thích hợp, tránh thừa cân, béo phì và tránh làm tăng áp lực lên khớp xương. Cũng cần bổ sung thêm khẩu phần dinh dưỡng giàu chất oxy hóa để giảm tình trạng viêm.

Bệnh viêm khớp dưới góc nhìn y học cổ truyền

Theo các tài liệu y học cổ truyền, viêm khớp thuộc phạm vị chứng tý.

Biểu hiện triệu chứng

- Phần khớp: đau, sưng, nóng, đỏ, hạn chế vận động, co duỗi khó khăn…

- Toàn thân: có thể nóng hâm hấp, sốt, khát nước, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, mạch hoạt sác…

Nguyên nhân

Chủ yếu là do những tà khí như phong, hàn, thấp, nhiệt… thừa lúc vệ khí không đầy đủ, suy giảm mà xâm phạm vào khớp, cân, cơ, kinh lạc… Điều này khiến khí huyết vận hành không thông, bít tắc, ứ trệ mà gây nên bệnh. Bên cạnh đó, theo Đông y, nếu bệnh lâu ngày, các khí phong, hàn, thấp có thể hóa nhiệt.

Chức năng tạng phủ Can Thận suy giảm, không nuôi dưỡng đủ mạch lạc, cân cốt, huyết mạch không thông… cũng có thể gây bệnh.

Đàm ứ tắc trở kinh lạc, khớp, cơ nhục.

Hiệu quả của châm cứu chữa viêm khớp

Đã có rất nhiều tài liệu ghi nhận rằng, liệu pháp châm cứu chữa viêm khớp có những tác dụng khá tích cực đối với tình trạng bệnh. Một số nghiên cứu đã cho thấy, liệu pháp này, giúp tạo ra năng lượng cũng như các hormon cơ thể như endorphin-chất giảm đau tự nhiên, hỗ trợ tăng tuần hoàn máu và giảm nhau cảm giác đau nhức. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp giãn cơ, kích thích sản xuất dịch nhầy tại khớp để chúng nhanh phục hồi.

Không chỉ như vậy, theo Đông y, thông qua sự tác động và kích thích vào huyệt vị sẽ giúp bệnh nhân:

- Thanh nhiệt, giải biểu, trừ thấp: giảm sưng nóng, ngăn chặn tà khí bên ngoài xâm nhập cơ thể.

- Thông kinh lạc, hành khí hoạt huyết, giảm ứ trệ: đả thông kinh mạch, tăng cường máu lưu thông dễ dàng.

- Bổ khí bổ huyết: kích thích, thúc đẩy tạng phủ sinh ra khí huyết, tăng cường nuôi dưỡng mạch, cơ, xương, khớp…

- Giúp tinh thần thoải mái, thư giãn, giảm căng thẳng.

Phương pháp châm cứu chữa viêm khớp

1. Chỉ định

Những trường hợp có triệu chứng khó chịu ở khớp xương như đau nhức, tê mỏi…

2. Chống chỉ định

- Viêm do chấn thương

- Các trường hợp suy kiệt nặng, sốt cao kèm suy tim, suy thận…

- Để tránh làm tăng tình trạng bệnh, không nên châm vào những vùng da đang viêm nhiễm hoặc lở loét, sưng nhiều, phù nề nặng,…

3. Cách châm cứu chữa viêm khớp

Tùy theo các khớp ở các vị trí khác nhau, mà vị trí huyệt sẽ được lựa chọn phù hợp với từng bệnh nhân. Chủ yếu dùng:

A thị huyệt: được xác định bằng các vị trí khó chịu, đau nhất của vùng tổn thương.

Huyệt cục bộ như:

- Cổ vai: Phong trì, Phong phủ, Kiên tĩnh, Đại chùy, Ế phong…

- Vai: Kiên tĩnh, Kiên trinh, Kiên liêu, Thiên tông, Kiên ngung…

- Khuỷu: Khúc trì, Thủ tam lý,…

- Cổ tay, bàn tay: Hợp cốc, Ngoại quan, Uyển cốt…

- Gối: Độc tỵ, Dương lăng tuyền, Âm lăng tuyền, Tất nhãn, Túc tam lý, Lương khâu, Huyết hải…

- Cổ chân: Huyền chung, Giải khê, Côn lôn…

- Bàn ngón chân cái: Thái xung, Thái bạch…

Huyệt toàn thân:

- Thanh nhiệt, giải biểu: gia huyệt Đại chùy, Hợp cốc, Khúc trì…

- Bổ tạng phủ, khí huyết: gia huyệt Can du, Thận du, Thái khê, Thái xung, Huyết hải…

Nên châm tả không cứu, có thể kết hợp máy điện châm với tần số từ 5-10Hz, cường độ từ 0-150 microAmpe, thời gian 20-30 phút. Mỗi ngày một lần, kéo dài 15-20 ngày.

Bên cạnh đó, có thể sử dụng phương pháp nhĩ châm

4. Nhĩ châm

Châm tả:

- Chi trên: các vùng vai-cánh tay, khuỷu tay, bàn tay.

- Chi dưới: các vùng đùi-cẳng chân-bàn chân, đầu gối

Châm bổ: Thần môn

Thời gian có thể khoảng 30 phút/lần/ngày, liệu trình khoảng 15 ngày.

Lưu ý khi lựa chọn châm cứu chữa viêm khớp

Cần theo dõi toàn trạng người bệnh sau khi thực hiện châm cứu chữa viêm khớp, cũng như các triệu chứng có thể xảy ra như:

Vựng châm bao gồm các triệu chứng như:

- Các dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, sắc mặt nhợt nhạt.

- Nếu đang sử dụng máy điện châm thì tắt máy, sau đó rút kim ngay. Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn và tình trạng người bệnh, kèm lau mồ hôi, ủ ấm, cho nằm nghỉ tại chỗ.

Đau ở nơi châm kim, bầm tím nhẹ, chảy máu nơi rút kim. Nên sử dụng bông gòn vô khuẩn ấn lên vị trí tổn thương, cầm máu, không day.

Những phương pháp Đông y khác giúp chữa viêm khớp

Thủy châm

Sử dụng thuốc để tiêm vào huyệt đạo với một lượng dược chất nhất định. Phương pháp này giúp thuốc tác động, hấp thụ nhanh mà vẫn giảm triệu chứng bệnh hiệu quả.

Tuy nhiên, liệu pháp này nên được chỉ định bởi các y bác sĩ có chuyên môn, để có thể lựa chọn vị trí huyệt phù hợp và tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Xoa bóp bấm huyệt

Bên cạnh châm cứu chữa viêm khớp, xoa bóp bấm huyệt cũng có nhiều ích lợi đối với bệnh này. Với việc kích thích, thông kinh lạc, tăng cường lưu thông khí huyết,… thông qua tác dụng vào huyệt mà giúp giãn cơ, giảm đau…hiệu quả.

Thực hiện các thủ thuật bằng tay như xát, xoa, day, vê, bóp… vùng khớp bị viêm, kèm day, lăn, véo, ấn…các huyệt tương tự như ở phần châm cứu, khoảng 20-30 phút/ngày, liệu trình từ 15-30 ngày.

Ngoài ra, nên kết hợp với vận động khớp nhẹ nhàng để tránh tình trạng cứng khớp, teo cơ. Nên tập ngay khi triệu chứng viêm khuyên giảm, cường độ tăng dần, cả chủ động và thụ động theo đúng chức năng sinh lý của khớp.

Chú ý: Không nên thực hiện việc này trên các vùng da bị bệnh, lở loét, ưa chảy máu… hay có những dấu hiệu bệnh cấp cứu, ngoại khoa, đang sốt cao…

Thuốc Đông y

Những bài thuốc và dược liệu dùng để giảm triệu chứng bệnh, thường có các tác dụng như:

- Hành khí, bổ khí giúp lưu thông tuần hoàn, máu huyết như hoàng kỳ, đảng sâm,…

- Hoạt huyết, khử ứ, thông kinh lạc như xích thược, đan sâm, xuyên khung, đào nhân…

- Thanh nhiệt: sinh địa, huyền sâm, địa cốt bì…

Từ ngàn năm nay, sự phát triển của nền Y học cổ truyền, đặc biệt là châm cứu chữa bệnh đã được nhiều tổ chức công nhận là đạt hiệu quả trong chữa bệnh. Trong đó, châm cứu chữa viêm khớp thực sự đã mang lại nhiều kết quả khả quan và nhận được sự tin cậy của bệnh nhân và các y bác sĩ.

Nguồn: DongY.net