Header Ads Widget

Các loại mắc cài niềng răng bằng kim loại

Bạn muốn tìm hiểu về các loại mắc cài niềng răng để giúp bạn hiểu rõ hơn về các phương pháp điều trị niềng răng hiện đại và phù hợp nhất cho bạn. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn các loại mắc cài niềng răng bằng kim loại đang rất phổ biến hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo.

Khái niệm về mắc cài niềng răng

Mắc cài niềng răng là loại khí cụ để gắn lên răng, kết hợp cùng với dây cung để dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm. Có 2 loại mắc cài phổ biến là mắc cài kim loại và mắc cài sứ.

Mắc cài kim loại được sử dụng phổ biến hơn cả. Loại này rất chắc chắn với lực kéo ổn định giúp nhanh chóng dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm. Trong khuôn khổ bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại mắc cài niềng răng bằng kim loại.

Các loại mắc cài niềng răng bằng kim loại

1. Mắc cài kim loại buộc chun

Niềng răng mắc cài kim loại buộc chun là cách sử dụng mắc cài, dây cung, thun để tạo lực kéo giúp răng di chuyển về đều và đúng vị trí trên khuôn hàm. Đặc biệt thun có độ đàn hồi tốt, giữ dây cung ổn định để đảm bảo quá trình chỉnh răng được diễn ra liên tục. 

Ưu điểm:

  • Chi phí thấp: Mắc cài kim loại truyền thống có chi phí thấp nhất trong tất cả các phương pháp niềng răng thẩm mỹ. Thường mỗi ca niềng răng mắc cài kim loại truyền thống có giá dao động từ 20 - 28 triệu đồng.

  • Thực hiện được các ca niềng răng khó: Với hệ thống mắc cài và dây cung được gắn chặt trên răng, tạo lực kéo ổn định và liên tục nên phương pháp này giúp khắc phục những ca chỉnh nha khó như răng hô, móm, lệch lạc kể cả những mức độ khó hoặc phức tạp…

  • Rút ngắn thời gian niềng: Với lực kéo ổn định và liên tục, lựa chọn phương pháp này có thể giúp ngắn được thời gian niềng từ 1 - 6 tháng, nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả chỉnh nha cao.

Hạn chế: 

  • Thiếu tính thẩm mỹ: Mắc cài kim loại và hệ thống dây cung gắn trên răng nên khi cười và giao tiếp bạn phải thường xuyên “khoe” nó ra bên ngoài. Một số bạn cảm thấy không được thẩm mỹ. Vì thế, tùy vào công việc và sở thích của mỗi người mà chọn lựa cho mình một phương pháp phù hợp nhất.

  • Dễ bung mắc cài và dây thun: Trong trường hợp bạn ăn đồ quá cứng hoặc quá dai có thể làm bung sút mắc cài hoặc thun. Vì thế, khi niềng răng, bạn nên hạn chế ăn những thức ăn này để tránh bị bung mắc cài ảnh hưởng đến quá trình niềng răng nhé.

2. Mắc cài kim loại tự đóng

Niềng răng mắc cài kim loại tự đóng/tự khóa được cải tiến từ mắc cài kim loại. Khác với mắc cài truyền thống, phương pháp này có hệ thống nắp trượt thay thế cho dây thun, giữ cố định dây cung vào các mắc cài.

Ưu điểm:

  • Giảm ê: Lựa chọn mắc cài kim loại tự đóng sẽ giúp bạn giảm ê hơn dùng thun cố định. 

  • Hiệu quả cao: Với hệ thống nắp trượt tự động được thiết kế chắc chắn giúp quá trình niềng răng của bạn diễn ra liên tục, khắc phục nhanh chóng các tình trạng răng hô, móm, thưa, lệch lạc…

  • Dễ vệ sinh răng miệng: Mắc cài và dây cung niềng răng mắc cài kim loại tự buộc có khả năng chống bám hiệu quả. Do đó, khi ăn uống không lo bị nhiễm màu, nên vệ sinh sẽ dễ dàng hơn.

Hạn chế:

  • Thiếu tính thẩm mỹ: Cũng tương tự như niềng răng mắc cài kim loại truyền thống khi gắn lên răng bị lộ rõ cả mắc cài lẫn dây cung, nên phương pháp này phù hợp với những bạn ít xuất hiện trước công chúng.

  • Gây khó chịu: Vì là mắc cài kim loại tự đóng nên chốt của loại này sẽ to hơn bình thường nên những ngày đầu gắn vào bạn chưa quen sẽ cảm thấy hơi cộm và khó chịu. Tuy nhiên, sau này khi bạn quen với sự hiện diện của mắc cài sẽ không cảm thấy khó chịu nữa.

  • Chi phí của mắc cài kim loại thông minh cũng cao hơn so với mắc cài buộc chun, trung bình từ 30 - 38 triệu.

Trên đây là thông tin về các loại mắc cài niềng răng bằng kim loại bạn có thể tham khảo và lựa chọn cho mình loại phù hợp.